Mạch điện tử là gì? Cấu tạo và phân loại các mạch điện tử

Thiết bị điện hoạt động được nhờ các bảng mạch nhỏ, có nhiều tính năng được thiết kế một cách tinh vi. Mạch điện tử trở thành phần không thể thiếu của các thiết bị điện hiện đại. Tuy nhiên, khá ít người hiểu đặc điểm, bản chất của các mạch điện này như thế nào?

Ban đọc quan tâm đang tìm kiếm thông tin để hiểu mạch điện tử là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mạch điện tử, cấu tạo và phân loại cụ thể của chúng trong thực tế. 

Mạch điện tử là gì?

Mạch điện là bảng mạch gồm các linh kiện riêng lẻ, được liên kết với nhau bằng cách đường dẫn có thể truyền tín hiệu điện, thông tin từ ngoài vào trong mạch và ngược lại. Hiểu đơn giản hơn, mạch điện tử là mạch mắc bộ nguồn phối hợp với các linh kiện điện tử (điot, bóng bán dẫn, điện trở, vi mạch…) để tạo nên một hệ thống thực hiện chức năng cụ thể. Mạch điện tử được coi là phần bộ não trung tâm của các thiết bị điện tử hiện đại, đóng vai trò quan trọng, điều khiển hệ thống.

Mạch điện tử

Chức năng, nhiệm vụ và ứng dụng của mạch điện tử

Bo mạch được xem là phần cơ sở hạ tầng quan trọng của các thiết bị điện tử hiện đại. Chức năng của một bo mạch mang lại:

  • Bo mạch thực hiện truyền dẫn, khuếch đại tín hiệu, xử lý tính toán và lựa chọn chương trình để điều khiển hệ thống, các thiết bị ngoại vi.
  • Bo mạch giúp điều khiển tivi, tủ lạnh, quạt, điều hòa, máy tính… thực hiện các chức năng của chúng, theo các chương trình đã được lập trình sẵn. 
  • Các tín hiệu được truyền dẫn bằng dây dẫn hoặc các vệt trên bề mặt, sau đó được xử lý trong bo mạch, tín hiệu được xử lý và chọn chương trình thích hợp. Ứng dụng của bo mạch điện trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay, trong đời sống, học tập, y tế, công nghiệp…

Mạch điện tử được phát triển với các công nghệ hiện đại, giúp điều khiển thiết bị điện tử thông minh, tự động hóa, nâng cao hiệu suất xử lý thông tin tín hiệu. Hiện nay, mạch điện tử được sản xuất theo công nghệ in, tự động hóa hoàn toàn, mang lại độ chính xác cao trong các mối nối, liên kết linh kiện điện tử.

Cấu tạo của mạch điện tử gồm những gì?

Nhiều người băn khoăn: “Một bo mạch sẽ có cấu tạo gồm những thành phần như thế nào?” Hiện nay, thị trường có nhiều loại bo mạch, có đặc điểm cấu tạo khác nhau và ứng dụng công nghệ riêng biệt. Nhưng về cơ bản, mạch điện tử sẽ được cấu tạo từ các thành phần sau đây: 

  • Tấm nền là nơi gắn các linh kiện, đi dây liên kết các linh kiện lại với nhau.
  • Linh kiện điện tử như: Điện trở, Diot, cuộn cảm, tụ điện, vi mạch…
  • Dây dẫn hoặc vết dẫn để truyền tín hiệu điện giữa các linh kiện với nhau.
  • Nguồn cấp điện cho bo mạch giúp các linh kiện hoạt động hiệu quả.
Chức năng mạch điện tử
Chức năng mạch điện tử

Phân loại mạch điện tử hiện có trên thị trường

Bo mạch ra đời, tạo nên cuộc cách mạng về công nghệ, mang đến sự phát triển cho các thiết bị điện tử hiện đại. Hiện nay, có nhiều bo mạch điện tử đang được sử dụng, với tính ứng dụng và đặc trưng khác nhau. Phân loại các bo mạch điện tử cụ thể:

1. Mạch khuếch đại

Là thiết bị điện tử tiếp nhận tín hiệu nhỏ ở đầu vào và khuếch đại tín hiệu lớn hơn ở đầu ra. Hiện nay, mạch khuếch đại có 3 loại chính:

  • Mạch điện tử khuếch đại công suất.
  • Mạch điện tử khuếch đại dòng điện.
  • Mạch điện tử khuếch đại điện áp.
  • Mạch nguồn chỉnh lưu, ổn áp

Mạch chỉnh lưu là mạch có nhiệm vụ biến đổi dòng xoay chiều thành dòng 1 chiều. Hiện nay, mạch chỉnh lưu có 2 loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và cả chu kỳ.

2. Mạch điện tử tạo xung

Là bo mạch được thiết kế liên kế các linh kiện điện tử nhằm biến đổi năng lượng dòng 1 chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

3. Mạch tạo sóng hình sin

Mạch có nhiệm vụ tạo ra sóng hình sin có độ chính xác về tần số và biên độ theo yêu cầu. Loại mạch này thường được dùng làm căn cứ kiểm tra các linh kiện, mạch khuếch đại hoặc các thiết bị điện tử khác, nhằm xác định lỗi kỹ thuật, khả năng hoạt động.

Mạch hình sinh sẽ được phân loại theo đặc tính về linh kiện và tần số dao động dùng làm sóng mang.

Các thiết bị hoạt động được cần bảng mạch điện tử đóng vai trò đầu não, xử lý các tác vụ và điều khiển hệ thống vận hành một cách hiệu quả. Mạch điện được thiết kế với nhiều dạng, phù hợp với yêu cầu tác vụ khác nhau. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mạch điện tử là gì? Chọn thiết bị với bo mạch phù hợp, hoạt động hiệu quả.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *